Ảnh hưởng sau này Ninurta

Thời cổ đại

Nimrod (1832) của David Scott. Nimrod, "thợ săn vĩ đại" được đề cập trong Genesis 10:8–12, được nhiều học giả cho rằng lấy cảm hứng từ chính Ninurta hoặc vua Assyria Tukulti-Ninurta I, được đặt theo tên ông.[41][42][18]

Vào cuối thế kỷ thứ bảy trước Công nguyên, Kalhu bị xâm lược.[18][3] Ninurta, giống như nhiều vị thần khác, gắn bó chặt chẽ với Đế quốc Assyria, vốn bị thù hằn vì những chính sách được coi là tàn bạo của mình.[3] Kết quả là những bức tượng của ông bị phá hủy[18][3] và những ngôi đền của ông bị bỏ hoang và không bao giờ được phục dựng, kể cả ngôi đền nổi tiếng nhất của ông ở Kalhu.[18][3] Mặc dù vậy, Ninurta không bao giờ bị lãng quên hoàn toàn.[18][3] Hầu hết các học giả đều đồng ý rằng Ninurta có lẽ là nguồn cảm hứng cho nhân vật Kinh thánh Nimrod, được đề cập trong Genesis 10:8–12 như một "thợ săn hùng mạnh".[41][39][43][44] Mặc dù vẫn chưa hoàn toàn rõ ràng cái tên Ninurta trở thành Nimrod trong tiếng Do Thái như thế nào,[39] hai nhân vật này có hầu hết các chức năng và đặc tính giống nhau[42] và Ninurta hiện được coi là từ nguyên hợp lý nhất cho tên của Nimrod.[39][18][3] Thành phố Kalhu được nhắc đến cụ thể cùng với Nimrod trong Genesis 10:11–12, được mô tả là một "thành phố vĩ đại".[3] Cuối cùng, tàn tích của thành phố Kalhu trở nên nổi tiếng trong tiếng Ả Rập với tên gọi Namrūd vì mối liên hệ với Ninurta.[18][3]

Sau này trong Cựu Ước, trong cả 2 Kings 19:37Isaiah 37:38, Vua Sennacherib của Assyria được cho là đã bị sát hại bởi hai con trai của ông là Adrammelech và Sharezer trong đền thờ " Nisroch",[44][18][17][5][43] rất có thể là lỗi ghi chép cho "Nimrod".[18][17][5][43] Lỗi giả định này có thể do chữ Hebrew מ (mem) được thay thế bằng ס (samekh) và chữ ד (dalet) được thay thế bằng ך (kaf).[18][5] Do sự tương đồng rõ ràng về mặt hình ảnh của các chữ cái liên quan và thực tế là không có vị thần Assyria nào tên là "Nisroch" đã được chứng thực, hầu hết các học giả coi đây là lời giải thích có khả năng nhất cho cái tên này.[18][5][43][45] Nếu "Nisroch" là Ninurta, điều này sẽ khiến ngôi đền của Ninurta tại Kalhu trở thành nơi có khả năng nhất là vụ giết người của Sennacherib.[45] Các học giả khác đã cố gắng xác định Nisroch là Nusku, thần lửa của người Assyria.[44] Hans Wildberger bác bỏ tất cả các đề xuất vì không hợp lý về mặt ngôn ngữ.[44]

Mặc dù Sách Sáng thế đã miêu tả Nimrod một cách tích cực như là vị vua đầu tiên sau trận lụt Noah và là người dựng nên các thành phố,[46] bản dịch tiếng Hy Lạp Septuagint của Kinh thánh tiếng Hê-bơ-rơ nói về ông như một người khổng lồ[46] và dịch sai các từ tiếng Hebrew có nghĩa là "trước Yahweh" thành "chống lại Chúa Trời."[46] Vì điều này, Nimrod bị xem là Thần tượng ngụy tạo điển hình.[46] Những tác phẩm đầu tiên của cuộc nổi dậy của người Do Thái, được mô tả bởi nhà triết học thế kỷ thứ nhất CN Philo trong tác phẩm Quaestiones của ông, miêu tả Nimrod là kẻ xúi giục xây dựng Tháp Babel, người đã bức hại tộc trưởng Do Thái là Abraham vì đã từ chối tham gia công trình này.[46] Thánh Augustine thành Hippo đề cập đến Nimrod trong cuốn sách Thành phố của Thiên Chúa là "một kẻ lừa dối, áp bức và giết hại các sinh linh trên trái đất".[46]

Thời hiện đại

Bức phù điêu đá khắc hình người đầu đại bàng từ đền Ninurta ở Kalhu. Những mô tả bị nhầm là hình ảnh Nirnuta như vậy đã được phổ biến rộng rãi trong thế kỷ XIX và được biết đến với cái tên "Nisrochs".[18][17]

Vào thế kỷ XVI, Nisroch bị coi là một con quỷ.[47][48][49] Nhà quỷ học người Hà Lan Johann Weyer đã liệt kê Nisroch trong cuốn Pseudomonarchia Daemonum (1577) của ông như là "bếp trưởng" của Địa ngục.[48] Nisroch xuất hiện trong quyển VI của bài thơ sử thi của John Milton, Paradise Lost (xuất bản lần đầu năm 1667) với tư cách là một trong những con quỷ của Satan.[49][47]

Vào những năm 1840, nhà khảo cổ học người Anh Austen Henry Layard đã phát hiện ra rất nhiều tác phẩm chạm khắc bằng đá có hình người có cánh đầu chim đại bàng ở Kalhu.[18][17] Vì nhớ đến câu chuyện trong Kinh thánh về vụ giết người của Sennacherib, Layard đã xác định nhầm những nhân vật này là "Nisrochs".[18][17] Những hình khắc như vậy tiếp tục được gọi là "Nisrochs" trong văn học trong suốt phần còn lại của thế kỷ XIX.[18][17] Một số tác phẩm hiện đại về lịch sử nghệ thuật vẫn lặp lại sự định danh sai lầm này,[17] nhưng các học giả vùng Cận Đông hiện nay thường coi hình tượng "Nisroch" là một "con quỷ Griffin".[17]

Vào năm 2016, trong một cuộc tấn công, Nhà nước Hồi giáo Iraq và Levant (ISIL) đã phá hủy ziggurat thời Ashurnasirpal II của Ninurnta tại Kalhu.[50] Hành động này nằm trong chính sách lâu dài của ISIL là phá hủy mọi tàn tích cổ đại mà nó cho là không phù hợp với cách giải thích của phiến quân Hồi giáo.[50] Theo một tuyên bố từ các Sáng kiến Di sản Văn hóa của Trường Nghiên cứu Phương Đông Hoa Kỳ (ASOR), ISIL có thể đã phá hủy ngôi đền để phục vụ cho mục đích tuyên truyền trong tương lai[50] và khủng bố tinh thần dân cư địa phương.[50]